Những điều cần tránh làm trên mạng xã hội LinkedIn
TienOB - Một ngày nọ, tôi nhận được một email hỏi rằng: “Tôi cập nhập trạng thái trên LinkedIn thường xuyên và kết bạn với nhiều người mỗi ngày. Cách này rất hiệu quả trên Facebook và Twitter nhưng nó lại không mang lại kết quả như mong muốn trên LinkedIn. Tôi đã làm sai điều gì?” Trong số các bạn sẽ có người phì cười cho rằng “câu hỏi thật ngớ ngẩn” nhưng sự thực vẫn có rất nhiều người đang sử dụng LinkedIn như cách họ vẫn làm với Facebook, Twitter hay MySpace. LinkedIn là một công cụ liên kết dành cho những người đi làm và dành cho những ai muốn tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua mô hình mạng xã hội kì diệu này.
Dưới đây bạn sẽ tìm thấy những điều bạn không nên làm khi sử dụng LinkedIn. Hiển nhiên, bắt đầu bằng những điều nên làm sẽ dễ dàng hơn cho đa số mọi người, nhưng chính việc tránh được những lỗi lầm sơ đẳng sẽ làm hồ sơ LinkedIn của bạn trông chuyên nghiêp hơn.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho những người đã có kinh nghiệm và người đang tìm việc về các điều cần tránh khi dùng LinkedIn:
1. Đừng sử dụng LinkedIn như cách bạn dùng Facebook.
Đây là 2 mạng xã hội hoàn toàn khác nhau: một dành cho những mối quan hệ công việc và một dành cho gia đình và bạn bè.
2. Đừng mời người khác kết bạn chỉ với mục đích để có thêm nhiều bạn.
Như chúng ta đã biết, khi sử dụng Facebook hay Twitter mọi người có thể kết nối với bất kì người nào họ muốn và thường là được chấp nhận. Nếu như bạn đưa ra một lời mời để kết nối với ai trên LinkedIn, hãy chắc rằng bạn đã tạo một thông điệp chú thích tại sao bạn muốn kết bạn với họ. Nếu như bạn kết nối với người khác như cách bạn làm trên Facebook hay Twitter có khả năng bạn sẽ bị chặn bởi chính những người mà bạn muốn làm quen.
3. Đừng dùng những hình ảnh say xỉn, vui cười quá lố hay những hình ảnh quá đời thường làm ảnh đại diện của bạn.
LinkedIn là một mạng xã hội cho các mối liên hệ công việc nên hãy làm những việc thật sự chuyên nghiệp, giống như việc làm ngoài đợi thực. Hãy chọn hình ảnh đại diện thật sự chuyện nghiệp.
4. Đừng chia sẻ suy nghĩ hay những việc bạn đang làm giống như bạn đang dùng Facebook hay các trang mạng xã hội khác.
Nếu như những việc này liên quan tới công việc của bạn, hãy cập nhật trong phần “Bạn đang làm gì?” (“What are you working on now?”). Hãy dùng tính năng này một cách hợp lí để cập nhập trạng thái của bạn. Cập nhập trạng thái khoảng 2 lần một tuần là nhiều hơn mức cần thiết.
5. Đừng tham gia các nhóm chỉ để có thêm logo của họ trong hồ sơ của bạn.
Hãy chỉ nên tham gia vào những nhóm có liên quan tới công việc của bạn và chỉ khi nào bạn có thể dành thời gian để tham gia và trở thành một thành viên tích cực trong nhóm đó.
6. Không nên thêm vào những ứng dụng cập nhập các bài viết trên blog vào hồ sơ cá nhân trên LinkedIn.
Nếu như bạn có một hồ sơ cho thấy rằng mình là một kĩ sư và bạn đang điều hành một blog về “tiếu lâm chuyện chính trị” thì điều đó không phải là một ý kiến hay.
7. Đừng năn nỉ để xin những lời giới thiệu.
Nếu như mọi người nghĩ rằng bạn làm việc thật sự tốt thì họ sẽ giới thiệu bạn với người khác. Nếu bạn xin sự giới thiệu, hãy chắc rằng người bạn xin là một người đồng nghiệp tốt, người mà lời nói của họ có trọng lượng khi mà nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn. Đừng nhờ cô chú hay cha mẹ nhận xét giùm bạn. Chúng ta không phải đang đi học.
8. Đừng khoe khoang quá nhiều về chính mình trong khi viết tóm tắt về bản thân.
Câu nói “Tôi là một thứ vớ vẫn” có thể được chấp nhận trên Facebook nhưng không dành cho LinkedIn. Bạn nên viết một bản tóm tắt về bản thân ngắn gọn súc tích như cách mà bạn viết hồ sơ cá nhân lên một trang giấy trắng. Hãy làm cho nó trông thật chuyên nghiệp.
9. Đừng giới thiệu các hồ sơ cá nhân khác cho các mối quen biết trên LinkedIn chỉ để họ có thêm nhiều mối liên hệ khác.
Hãy dùng tính năng này nếu như các mối liên hệ của bạn có lợi từ việc kết nối thêm với những mối liên hệ khác của bạn. Đây không phải là một cuộc thi để xem ai có nhiều mối liên hệ hơn. Có những người đã làm việc nhiều năm trong nghề nhưng họ chỉ có hơn 50 người quen biết trên LinkedIn, và việc đó cũng chẳng làm họ bận tâm.
10. Và cuối cùng là bạn đừng nên sử dụng LinkedIn nếu như bạn không thể làm theo 9 điều nêu trên.
Chúc bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét